Sống khỏe để yêu thương
Hướng dẫn cách nấu bún mắm cá rô
Hướng dẫn cách nấu bún mắm cá rô Khu chợ Lê Hồng Phong đã dần hình thành nên những quầy chuyên kinh doanh thực phẩm mang từ Campuchia qua để phục vụ những người Việt gốc Cam ở Sài Gòn, cũng như những ai biết ăn đặc sản Campuchia. Gần đó, trên đường Hồ Thị Kỷ là quán hủ tiếu Nam Vang Phú Quý cũng rất nổi tiếng.
Mục lục
Hướng dẫn cách nấu bún mắm cá rô Khu chợ Lê Hồng Phong đã dần hình thành nên những quầy chuyên kinh doanh thực phẩm mang từ Campuchia qua để phục vụ những người Việt gốc Cam ở Sài Gòn, cũng như những ai biết ăn đặc sản Campuchia. Gần đó, trên đường Hồ Thị Kỷ là quán hủ tiếu Nam Vang Phú Quý cũng rất nổi tiếng.

Hướng dẫn cách nấu bún mắm cá rô

Hướng dẫn cách nấu bún mắm cá rô

Các bài viết về món cá rô kho ngon:

>> Cá rô kho tương

>> Cá rô kho tộ nam bộ

>> Cá rô kho tiêu

>> Cá rô kho nghệ

>> Cá rô kho khế

>> Cá rô kho gừng

Hướng dẫn cách nấu bún mắm cá rô Khu chợ Lê Hồng Phong đã dần hình thành nên những quầy chuyên kinh doanh thực phẩm mang từ Campuchia qua để phục vụ những người Việt gốc Cam ở Sài Gòn, cũng như những ai biết ăn đặc sản Campuchia. Gần đó, trên đường Hồ Thị Kỷ là quán hủ tiếu Nam Vang Phú Quý cũng rất nổi tiếng.

 Bún mắm cá rô tuyệt ngon trong chợ Lê Hồng Phong  Nguyên liệu để làm cho con cá lên men là cơm nguội quết nhuyễn trộn vào, để chừng 30 đến 50 ngày. Loại mắm này là nguyên liệu chính để chế biến nước chấm và là gia vị nêm nếm trong chế biến món ăn của người Khmer.

Nhiều người phải đi sâu vào trong chợ Lê Hồng Phong chật chội và đông đúc để thưởng thức cho kỳ được món bún mắm Num Bo Chóc hấp dẫn có nguồn gốc từ Campuchia.

Từ hơn ba chục năm nay, món bún Num Bo Chóc của bà Tư Xê trong chợ Lê Hồng Phong đã trở nên quen thuộc với một bộ phận cư dân Sài Gòn, đặc biệt là những Việt kiều từng sinh sống ở Campuchia. Văn hóa của người Khmer giao thoa với văn hóa Việt đã tạo ra hàng trăm món ăn hấp dẫn, trong đó có món bún mắm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực Sài Gòn.

Chị Thu, người Việt gốc Campuchia ngày chủ nhật cuối tuần thường phải đi từ chợ Bà Chiểu xuống chợ Lê Hồng Phong để ăn một tô bún Num Bo Chóc, đồng thời mua các nguyên liệu từ Campuchia về làm thức ăn cho cả tuần vì chợ Lê Hồng Phong chuyên kinh doanh các đặc sản từ nước chùa tháp.

“Tôi đã ăn bún Num Bo Chóc ở Campuchia nhưng thấy... không ngon bằng quán cô Tư Xê. Bên đó người ta nấu bún này có cho nước dừa, rất khó ăn. Món bún này rất phổ biến ở đó, người bán thường nấu bún trong một cái nồi đất, dưới có lửa nhỏ để giữ nóng”, chị Thu chia sẻ.

Tô bún mắm Num Bo Chóc trông giản dị nhưng nấu cho ngon thì lại rất khó. Chú Năm, người nối nghiệp bà Tư Xê cho biết phải dùng cá lóc sông chứ không phải cá lóc nuôi thì mới tô bún mới không bị tanh. Loại mắm để nấu bún này phải là mắm bò hóc (prohok) mua từ Campuchia mới đúng vị. Thêm vào đó phải có ngải bún, trái chúc, nghệ để khử mùi tanh của cá, mắm và tạo hương vị đặc trưng.

Tô bún thật hấp dẫn với màu vàng của nghệ, màu xanh của đậu đũa, vài lát cá trắng ngần, cùng nước lèo dậy mùi thơm làm cho thực khách không thể cưỡng lại được. Cá lóc khi ăn có vị ngọt chứ không tanh và nhạt nhẽo. Nhìn thực khách ăn là biết ngay người nào gốc Campuchia, bởi họ thường ăn bún với đậu đũa sống và khen là “rất hợp, rất ngon”.

Rau ăn kèm với Num Bo Chóc cũng phong phú hơn bún mắm, gồm các loại rau thơm, rau muống bào, bắp chuối, đậu đũa, bông súng và cần tây... Đặc biệt loại nước chấm pha chua ngọt để chấm cá và rau tuyệt ngon.

Bà Tư Xê là Việt kiều lâu năm ở Campuchia, từng bán cá ở Chợ lớn Phnom Penh. Năm 1970 xảy ra vụ nạn kiều dưới thời chính quyền Lon Non, bà chạy về Sài Gòn cùng nhiều người Việt và sinh kế bằng món ăn mang về từ nước bạn cho tới ngày nay. Khu chợ Lê Hồng Phong đã dần hình thành nên những quầy chuyên kinh doanh thực phẩm mang từ Campuchia qua để phục vụ những người Việt gốc Cam ở Sài Gòn, cũng như những ai biết ăn đặc sản Campuchia. Gần đó, trên đường Hồ Thị Kỷ là quán hủ tiếu Nam Vang Phú Quý cũng rất nổi tiếng.

Nhiều người sành ăn thích tới đây mua mắm bò hóc vì được làm từ cá đồng, thường là những loại cá nhỏ như cá sặt, cá rô. Nguyên liệu để làm cho con cá lên men là cơm nguội quết nhuyễn trộn vào, để chừng 30 đến 50 ngày. Loại mắm này là nguyên liệu chính để chế biến nước chấm và là gia vị nêm nếm trong chế biến món ăn của người Khmer. Đặc biệt khô cá tra Biển Hồ, khô cá lóc, cá sặt, cá sửu, cá trèn sấy, khô thịt ba rọi, lạp xưởng, đường thốt nốt Campuchia… được nhiều người lựa chọn vì có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Thật thú vị nếu bạn dành một buổi sáng cuối tuần để khám phá hương vị bún Num Bo Chóc cùng các đặc sản Campuchia trong khu chợ đậm đặc văn hóa Khmer này. Càng ngày bạn sẽ khám phá từng ngóc ngách độc đáo của Sài Gòn, nơi có rất nhiều nền văn hóa cùng song hành tồn tại.

GỬI Ý KIẾN BÌNH LUẬN